Đang Tải Dữ Liệu....
game java tai vo lam tai youtube Tubemate
TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2022
29/12/2022 03:04
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Viện Công nghệ xạ hiếm

Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Viện Công nghệ xạ hiếm
         Ngày 26/12/2022, Viện Công nghệ xạ hiếm (CNXH) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Tham dự Hội nghị có: ông Trần Chí Thành – Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN), ông Trần Ngọc Toàn – Phó Viện trưởng Viện NLNTVN, đại diện Lãnh đạo các bộ phận chức năng của Viện NLNTVN cùng toàn thể viên chức và người lao động của Viện CNXH.

Toàn cảnh Hội nghị

         Hội nghị đã nghe Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 của Viện CNXH do ông Phạm Quang Minh – Viện trưởng trình bày, báo cáo của đại điện Ban Chấp hành Công đoàn Viện và Ban Thanh tra nhân dân trình bày. Nhìn chung, năm 2022, tập thể viên chức và người lao động Viện CNXH đã nỗ lực triển khai thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt được một số thành tích, cụ thể:

1. Các kết quả nổi bật

- Về hoạt động khoa học và công nghệ: Viện CNXH đã nỗ lực thực hiệnđúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ được giao. Viện đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn thường xuyên đôn đốc các chủ nhiệm nhiệm vụ để hoàn thành các công việc còn tồn đọng.

- Công tác kết hợp thực hiện nhiệm vụ KHCN với đào tạo và seminar khoa học của các đề tài thực hiện tốt, nâng cao được uy tín khoa học của Viện, nhiều cán bộ trẻ đã được giao làm chủ nhiệm hoặc thực hiện các nhiệm vụ chính trong đề tài. Tổng số xeminar khoa học tại Viện trong năm 2022 là 32 xeminar (tăng 07 so với kế hoạch đăng ký) tập trung vào các hướng chính như sau: Phân chia đất hiếm nhóm nặng; ứng dụng đất hiếm trong nông nghiệp và công nghiệp; nhiên liệu cho lò phản ứng nghiên cứu; chế biến sâu sa khoáng biển, xử lý ilmenit, monazit, quặng titan, xử lí thải từ quá trình chế biến quặng monazit; xử lý thải phóng xạ; tổng hợp vật liệu mới; báo cáo chuẩn bị cho Hội nghị KHCNHN dành cho cán bộ trẻ và của nghiên cứu sinh từ nước ngoài,....

- Về các chỉ tiêu đăng ký về số công trình đăng tải, số công nghệ, sản phẩm có khả năng chuyển giao: Viện đã công bố 10 bài báo quốc tế (có 04 ISI, 06 bài báo quốc tế, trong đó cán bộ Viện là tác giả chính hoặc thành viên tham gia), 11 công bố trong nước (tác giả chính hoặc thành viên), 09 báo cáo Hội nghị KHCNHN dành cho cán bộ trẻ tại Hà Nội (báo cáo poster và oral).

- Cũng trong năm 2022, Viện tiếp tục mở rộng hợp tác khoa học với các đơn vị trong nước thông qua các hoạt động hợp tác trao đổi công nghệ như:Trao đổi hợp tác với Công ty Hưng Thịnh trong việc nghiên cứu sa khoáng biển, đặc biệt là monazit, hợp tác với Tập đoàn CAVICO Việt Nam nghiên cứu nguyên tố scandi, nikel, cobalt và Công ty Thái Sơn Sầm Nưa trong chế biến quặng đất hiếm hấp thụ ion,...

- Từ kết quả của các đề tài nghiên cứu ứng dụng, nhiều loại sản phẩm nhựa, các sản phẩm kẽm, các chất ổn định nhiệt cho gia công nhựa PVC, ... được sản xuất và cung cấp đều đặn cho thị trường trong nước. Ngoài ra, Viện tiếp tục hợp tác với Công ty VREC về tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho nhà máy sản xuất ZOC từ sa khoáng biển Việt Nam, tiếp tục đưa vào hoạt động dây chuyền xử lý thải phóng xạ của nhà máy sản xuất ZOC tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Ngoài các hoạt động, sản phẩm truyền thống, Viện CNXH đã và đang xúc tiến thêm một số hướng triển khai mới như ứng dụng các vật liệu tiên tiến và vật liệu quý hiếm ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và bảo vệ môi trường, ... Các hướng triển khai bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.

- Doanh thu từ các hoạt động sản xuất tiếp tục duy trì, đặc biệt doanh thu của hoạt động sản xuất Kẽm.

Bên cạnh những thành tích đạt được, báo cáo tổng kết cũng chỉ ra những tồn tại vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ, khắc phục trong thời gian tới như: Số lượng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp trên phê duyệt thực hiện còn ít do vậy các đơn vị trực thuộc và các cán bộ nghiên cứu khoa học cần nỗ lực hơn nữa để làm rõ định hướng phát triển lâu dài để xây dựng, đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và nghiên cứu triển khai ứng dụng, phát triển sản phẩm mới trong các năm tiếp theo.

Trong tiến trình thực hiện tự chủ, Viện CNXH gặp rất nhiều khó khăn để tạo nguồn thu chính thức mới và ổn định trong khi nguồn ngân sách nhà nước cấp ngày càng giảm, do vậy cần quản lý chặt chẽ hơn công tác môi trường tại các cơ sở của Viện, đặc biệt tại cơ sở Phùng.

2. Phương hướng nhiệm vụ năm 2023

Viện CNXH tiếp tục duy trì một số nhóm nghiên cứu đã được đầu tư phục vụ lĩnh vực năng lượng nguyên tử: nhóm nghiên cứu công nghệ nhiên liệu hạt nhân, nhóm nghiên cứu công nghệ đất hiếm, nhóm nghiên cứu sâu sa khoáng biển; nhóm nghiên cứu công nghệ xử lý môi trường; đồng thời, tập trung cho các hoạt động nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực công nghệ hóa học,...; tiếp tục duy trì và phát triển một số nhóm nghiên cứu về ứng dụng đất hiếm trong nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và bảo vệ môi trường; nhóm vật liệu tiên tiến (vật liệu nano) cho xử lý môi trường; Khôi phục lại hoạt động phân tích và làm chủ các kỹ thuật phân tích vật lý, hóa học đáp ứng yêu cầu phân tích công nghệ, phân tích hóa học phân tích hạt nhân và dịch vụ; Tiếp tục duy trì và phát triển nhóm nghiên cứu xử lý chất thải phóng xạ, chất thải nguy hại và tham gia ứng phó sự cố phóng xạ, sự cố hạt nhân, phối hợp với Cục ATBX&HN và các cơ quan chuyên môn khác.

Tích cực phối hợp với các đơn vị trong nước và ngoài nước để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, kết hợp nghiên cứu, triển khai, ứng dụng phát triển công nghệ và đào tạo.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ trẻ nhằm nâng cao trình độ mọi mặt về chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ, đồng thời tăng cường công tác hợp tác quốc tế để phát triển nguồn lực cho định hướng lâu dài của đơn vị.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật: Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ổn định - đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo an toàn cho môi trường và phát triển bền vững. Luôn gắn kết các hoạt động nghiên cứu KHCN, triển khai đối với doanh nghiệp, theo hướng quảng bá cho ngành năng lượng nguyên tử; là ngành khoa học công nghệ cao, có nhiều thành tựu ứng dụng trong thực tế đời sống và gần gũi thân thiện với nền kinh tế, xã hội.

Ngoài ra, Viện Công nghệ xạ hiếm kính đề nghị Viện NLNTVN và Bộ KH&CN ủng hộ Viện CNXH về Dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025 đầu tư hệ thống thiết bị phòng thí nghiệm để phục vụ nghiên cứu vật liệu tiên tiến và xử lý thải phóng xạ trong chế biến sa khoáng biển; tiếp tục đầu tư  đề tài nhiệm vụ cho các hướng nghiên cứu phát triển về chế biến sa khoáng Ilmenite, zircon và monazit, nghiên cứu chế biến và ứng dụng đất hiếm trong nông nghiệp, công nghiệp và xử lý môi trường; đảm bảo kế hoạch kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, các nhiệm vụ KHCN các cấp; phê duyệt chủ trương thực hiện Nhiệm vụ sửa chữa, chống xuống cấp thùng chứa chất thải phóng xạ trong Kho lưu giữ tạm thời tại Phùng và Dự án sửa chữa, cải tạo chống xuống cấp cơ sở nghiên cứu tại Láng Hạ.


Ông Phạm Quang Minh, Viện trưởng Viện CNXH trình bày Báo cáo Tổng kết

Sau khi nghe Báo cáo tổng kết, Hội nghị đã nghe các tham luận của cán bộ. Các ý kiến về cơ bản nhất trí cao với bản báo cáo đánh giá kết quả công tác năm 2022. Tuy nhiên, trong báo cáo chưa nêu cụ thể những khó khăn gặp phải trong việc thực hiện tự chủ để đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể cho năm tới; đề nghị Viện cần kiểm soát tốt hơn các hoạt động nghiên cứu, triển khai phải đảm bảo vấn đề môi trường, phát triển bền vững, chỉnh trang môi trường làm việc ở khu vực Phùng được tốt hơn và cần có những cơ chế thu hút nhân sự vì chế độ đãi ngộ chưa thu hút được nhân lực chất lượng caođưa ra biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn và tiếng Anh, nhất là cán bộ trẻ; công tác hỗ trợ, giúp đỡ Đoàn Thanh niên cũng như các đơn vị còn yếu trong hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng.

 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Trần Chí Thành Viện trưởng Viện NLNTVN đã đánh giá cao nỗ lực của Viện trong năm 2022, Viện NLNTVN luôn ủng hộ hoạt động của Viện CNXH để Viện phát triển, nhất là công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo, tuyển dung,…: Các kết quả đã đạt được trong năm 2022 đã cho thấy sự tiến bộ hơn năm trước. Viện CNXH đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức và có hướng tích cực. Trong thời gian tới, Viện cần xây dựng Quy chế nội bộ, thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ.


Ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện NLNTVN phát biểu chỉ đạo

        

Thay mặt tập thể viên chức và người lao động Viện CNXH, ông Phạm Quang Minh – Viện trưởng đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện NLNTVN, đồng thời giải đáp các ý kiến của cán bộ Viện đối với các hoạt động của Viện trong năm 2022 cũng như phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Viện trưởng Phạm Quang Minh đã gửi lời cám ơn Lãnh đạo Bộ KH&CN, Lãnh đạo Viện NLNTVN và toàn thể viên chức và người lao động đã đóng góp tích cực trong hoạt động KHCN cũng như các mặt hoạt động khác của Viện CNXH năm 2022 và mong rằng trong năm 2023 sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ Viện nhiều hơn nữa; đồng thời cũng thể hiện quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chung trong toàn Viện tạo sự kết hợp tốt hơn giữa các đơn vị thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao ngay trong những tháng đầu năm 2023, qua đó thể hiện sự quyết tâm và đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ Viện, nỗ lực hăng say tìm tòi nghiên cứu, chung sức đưa Viện phát triển ở vị thế và tầm cao mới; đồng thời gửi lời chúc mừng năm mới, sức khỏe, an khang và thịnh vượng tới các đại biểu, toàn thể viên chức và người lao động Viện CNXH.

Viện Công nghệ xạ hiếm