Đang Tải Dữ Liệu....
game java tai vo lam tai youtube Tubemate
THĂM CÔNG TY CAVICO TẠI LÀO
29/09/2022 03:35
VIỆN CÔNG NGHỆ XẠ HIẾM THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÔNG TY KHOÁNG SẢN CAVICO TẠI LÀO

VIỆN CÔNG NGHỆ XẠ HIẾM THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÔNG TY KHOÁNG SẢN CAVICO TẠI  LÀO

        Nhận lời mời của Công ty khoáng sản CAVICO Lào (thành viên của CAVICO Việt Nam), từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 9 năm 2022, đoàn công tác của Viện Công nghệ xạ hiếm do TS. Nguyễn Trọng Hùng – Phó Viện trưởng đã có chuyến thăm và làm việc với công ty tại hiện trường Dự án Mỏ, bản Bor, huyện Borikhan, tỉnh Bolikhamxay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đi cùng đoàn còn có Giám đốc Trung tâm Công nghệ đất hiếm, Phó phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế cùng các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, đánh giá và chế biến đất hiếm.


Buổi làm việc, trao đổi thông tin giữa hai đơn vị.

      Tại buổi làm việc, ông Bùi Quảng Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị CAVICO Việt Nam cho biết: từ năm 2009 công ty đã chuyển hướng tập trung vào việc tìm kiếm, khảo sát, thăm dò, phát triển mỏ khoáng sản tại Lào. Hiện nay, CAVICO đang khai thác và chế biến mỏ Nicken, Sắt, Coban, Vàng và Bạc trên diện tích 80 km2 tại tỉnh Bolikhamxay, Lào. Hiện tại, Công ty dự kiến sẽ khai thác khoảng 400.000 tấn Nicken (Ni) quy kim loại từ năm 2022 đến năm 2042 và sẽ tiếp tục trong những năm tới tùy tình hình diễn biến của thị trường. Bên cạnh các kim loại đã được cấp phép khai thác, chế biến; thời gian gần đây công ty khảo sát được trong khu vực mỏ có trữ lượng đất hiếm đáng kể và có thể khai thác. Trước mắt công ty sẽ tập trung vào khai thác, chế biến đất hiếm Scandium (Sc) do kim loại này có giá trị kinh tế rất lớn. Mỏ Sc được tìm thấy có trữ lượng khoảng 3.500 tấn quy kim loại (tính riêng cho phần mỏ có hàm lượng từ 80 ppm đến 300 ppm).

Theo ông Bùi Quảng Hà, Viện Công nghệ xạ hiếm có kinh nghiệm phong phú trong nghiên cứu chế biến đất hiếm và các nguyên tố kim loại khác. Do vậy, Công ty mong muốn hợp tác lâu dài với Viện nhằm khai thác mỏ khoáng sản của công ty. Trước mắt, công ty đề xuất hợp tác với Viện các công việc liên quan đến chế biến đất hiếm Sc từ quặng gốc, thu nhận Sc từ quá trình chế biến Ni và tinh chế Ni đạt độ tinh khiết cao.

Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Trọng Hùng cảm ơn phía công ty đã đánh giá cao năng lực nghiên cứu, triển khai của Viện Công nghệ xạ hiếm. Tiến sỹ đã giới thiệu thêm với công ty về năng lực nghiên cứu và trang thiết bị hiện có của Viện, đặc biệt trong việc nghiên cứu chế biến đất hiếm đến sản phẩm cuối cùng là kim loại đất hiếm. TS. Nguyễn Trọng Hùng khẳng định: “Viện Công nghệ xạ hiếm rất trân trọng và mong muốn hợp tác lâu dài với CAVICO. Viện có đủ năng lực chuyên môn, trang thiết bị, con người để có thể giúp công ty chế biến không chỉ đất hiếm Scandium mà còn các khoáng sản khác”.

Sau buổi làm việc, đoàn công tác của Viện đã đi thăm quan khu vực mỏ của công ty, thực nghiệm nhanh tại hiện trường và lấy mẫu tại các điểm mỏ. Dưới đây là một số hình ảnh tại mỏ: 



        Kết thúc chuyến công tác, cả hai bên đều khẳng định mong muốn được hợp tác lâu dài giữa hai bên nhằm khai thác tốt các kháng sản hiện có, trước mắt tập trung vào nguyên tố đất hiếm Scandium. Cả hai bên nhất trí quan điểm, việc có được nhà máy chế biến đất hiếm với công nghệ của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa kinh tế to lớn mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc đối với cả hai đơn vị nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nguyễn Thanh Thủy

 

(Trung tâm Công nghệ đất hiếm)